nong-trong-nguoi

Nóng trong người

Admin 05/08/2020

Cuộc sống ngày càng hối hả, nhiều khi chúng ta không có đủ thời gian để lắng nghe cơ thể đang kiệt quệ hay thiếu hụt nguồn sinh lực. Một trong những biểu hiện mà ai cũng thường gặp phải là cảm giác nóng trong người. Thế nào là nóng trong người và nguyên nhân như thế nào?

Nóng trong người còn được gọi là nội nhiệt. Biểu hiện là tình trạng thường xuyên cảm thấy nóng trong người, khô táo, người gầy, da khô, miệng háo khát, tiểu tiện nóng, sắc vàng hoặc đỏ, đại tiện bí táo,…nặng hơn là trường hợp viêm nhiễm cục bộ như mụn nhọt, dị ứng,sang lở mẩn ngứa hoặc nóng âm ỉ trong xương, thậm chí chảy máu cam, nổi ban đỏ ở trẻ em.


Nguyên nhân gây nóng trong người
Theo y học cổ truyền, nóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Nguyên nhân bên ngoài: do các yếu tố sau:
+ Sử dụng nhiều loại hóa chất (các loại thuốc trị bệnh).
+ Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.
+ Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt, các loại thực phẩm giàu năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.
+ Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.
+ Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.


Hậu quả của nóng trong người
- Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.
- Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập vào huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.
- Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải.

Các triệu chứng nội nhiệt đều do cuộc sống bận rộn, có nhiều điều phải bận tâm, nhưng ít được đánh giá hết tác hại và lưu tâm chữa trị


Vậy làm sao để chữa trị và hạn chế tái phát nóng trong người?
Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng chế độ ăn uống, hay dùng những bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây... và uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê... Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ - không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress; tập thể dục thường xuyên. 




Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều bài thuốc để trị nóng trong người có hiệu quả như:

- Thục địa 16g, hoài sơn 16g, sơn tra 12g, phục linh 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút. Thường dùng một đợt là 10 ngày.

-Bài thuốc “trà tang cúc ẩm”: tang diệp và cúc hoa mỗi loại 10g rửa sạch nấu với 300ml nước, lọc bỏ xác uống trong ngày giúp giải khát, làm mát cơ thể

- Bài thuốc “trà song hoa ẩm” gồm kim ngân hoa và cúc hoa mỗi loại 10g, rửa sạch nấu với 300ml nước uống trong ngày tác dụng làm mát cơ thể

- Bài nước sâm gồm thuốc giòi, mã đề, rễ cỏ tranh, râu bắp, mía lau, lá dứa cho thơm, mỗi loại 100-200g, nấu sôi lược lấy nước (1-2 lít) uống cả ngày, có thể dùng cho nhiều người trong gia đình cùng uống.

- Dây lá sương sâm 100g, khoảng 1 lít nước, hái lá già rửa sạch, vò nát trong nước nóng, vắt lấy nước lát sau sẽ đông đặc thành sương sâm; có thể ăn không hoặc thêm ít đường, vừa thanh nhiệt giải độc, vừa nhuận trường.

Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng, hoặc người tì vị yếu hay bị tiêu chảy, lạnh bụng, cảm lạnh, người già yếu không nên dùng các thuốc mát.


Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng các loại thảo dược giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể, hạ nhiệt như Rau má, artichaut, rau đắng, nhân trần, cúc hoa, kim ngân hoa, sương sâm, lá sen, lá tre, bông súng, nha đam, khổ qua, hoa thiên lý, hạt sen, hoa dâm bụt, đậu đỏ, dừa, sắn dây, mía lau, diếp cá, rau sam, sữa đậu nành...

Thảo Quyết Minh, Hoa Hòe, Cỏ Ngọt, Cam Thảo là những dược liệu đã được sử dụng phổ biến trong Đông Y do có tác dụng thanh nhiệt, nâng cao sức khoẻ con người.


Thảo quyết minh (Cassia tora L. Caesalpiniaceae)
Tên khác: Muồng lạc,…Ở ViệtNam, Thảo quyết minh phân bố hầu như ở các địa phương.
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng hạ huyết áp (1)
- Tác dụng an thần
- Tác dụng nhuận tràng, tẩy: Do có chất anthraglycosid, nên Thảo quyết minh có tác dụng tăng cường sự co bóp của ruột, làm đại tiện dễ dàng, phân mềm và lỏng.
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Dạng chiết cồn từ hạt Thảo quyết minh có tác dụng ức chế các chủng Staphylococcus aureus, Bacillus diphtheriae, B.typhi và Enterococcus và ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.(2)
- Tác dụng hạ lipid máu (3), (4)
- Tác dụng kiểm soát glucose máu (5) ,(6)
Tính vị công dụng: Thảo quyết minh tươi có vị nhạt, hơi đắng. Dược liệu sao có vị đắng, ngọt, hơi mặn, tính mát, vào các kinh can và thận, có tác dụng thanh can hỏa, tán phong nhiệt, minh mục, nhuận tràng, lợi thủy thông tiện. Cây thuốc được đưa vào sử dụng trong điều trị như: viêm màng tiếp hợp cấp: ( mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt) thuốc có tác dụng thanh can hỏa; trị đau đầu do huyết áp cao ( thể can dương thịnh); trị cườm mắt thị lực giảm: do can thận bất túc, chứng quáng gà; trị táo bón.


HOA HOÈ Sophora japonica Fabaceae
Tính vị qui kinh:Vị đắng hơi hàn. Qui kinh Can, Đại tràng
Thành phần chủ yếu:Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.
Tác dụng dược lý:
- Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa.Chủ trị các chứng: tiện huyết, trĩ huyết, niệu huyết, lạc huyết, nục huyết, can nhiệt mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt.
- Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
+Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu,
+Tác dụng với mao mạch: rutin giúp giảm bớt tính thấm của thành mạch và làm tăng độ bền của thành mạch.
+Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: huyết áp hạ rõ rệt. Flavonoid có tác dụng làm giãn động mạch vành
+Tác dụng hạ mỡ trong máu: giảm cholesterol trong máu của gan và ở động mạch cửa.
+Tác dụng chống viêm: trên thú vật thí nghiệm.
+Tác dụng chống co thắt và chống lóet
-Công dụng:
+Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lî, băng lậu, niệu huyết;
+Trị Huyết áp cao
+Trị vảy nến (7);
+Trị mụn nhọt mùa hè: dùng Hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau. Thường sau 1 - 2 ngày mụn nhọt hết sưng và khỏi (8)
+Trị chứng can nhiệt: mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt ... thuốc có tác dụng thanh can nhiệt, nấu uống như nước trà có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.


CỎ NGỌT Stevia rebaudiana (Bert) Asteraceae
Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia) thì kết quả là với người cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt. Ngày nay, người ta thường dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học dân tộc.


CAM THẢO Glycyrrhiza uralensis Fabaceae
Thành phần hóa học: Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, …..(Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng giải độc: Thuốc có tác dụng giải độc đối với rất nhiều loại thuốc và độc tố, như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin (9). Giải các loại Barbituric, Histamin (10)
+ Tác dụng chỉ khái, hóa đàm: Tác dụng chỉ khái có quan hệ đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm (11)
+Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất Cam thảo và Glycuronic acid (in vitro) có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn Coli, Amip và Trichonomas. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm, thành phần kháng viêm chủ yếu là Glycirisin và Glycuronic acid. Trên mô hình gây phản ứng dị ứng cho chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng kháng viêm và chống dị ứng của thuốc là do tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng Histamin và làm giảm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích (10)
- Công dụng:
+ chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng , ngộ độc. (11)
+ thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, kém ăn.(12)
+bảo vệ gan và tăng tiết acid mật. (13)