-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh thấp khớp mùa lạnh
05/08/2020
Trị thấp khớp mùa lạnh
(Suc khoe) - Khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh cũng là lúc bệnh thấp khớp có nhiều dạng và biểu hiện khác nhau. Để chữa trị, ngoài thuốc, người bệnh nên kết hợp với xoa bóp, tập thể dục và chế độ dinh dưỡng hợp lý.Hỏi: Con trai tôi nay 15 tuổi, cháu thường xuyên phải nghỉ học mỗi khi trời lạnh do bị đau đầu gối. Tôi phải làm gì?
Lê Bình (Thanh Hóa)
Trả lời: Bệnh của con trai bạn là thuộc diện viêm khớp thiếu niên tự phát, hiện tượng của cháu gọi là thấp khớp hay còn gọi là là thấp tim. Bệnh sẽ khiến các cháu khó chịu, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt. Chị nên đưa con đi khám ở bệnh viện chuyên khoa để điều trị sớm những triệu chứng còn mới.
Nên cố gắng duy trì các hoạt động thường ngày của con, như động viên con vẫn đi học bình thường, tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp. Tuy nhiên, trong những đợt tiến triển, nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt là ngủ đầy đủ.
Tăng cường cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D, uống sữa, ăn sữa chua tăng cường canxi cho hệ xương chắc khỏe.
Hỏi: Biểu hiện bệnh thấp khớp ở người cao tuổi như thế nào? Cách nào phòng và điều trị?
Văn Cao (Hưng Yên)
Trả lời: Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp. Bệnh thường biểu hiện là viêm đau và khớp đối xứng, viêm nhiều khớp: khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp gối. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý nên dành thời gian tập luyện thể thao vừa sức và xoa bóp các khớp thường xuyên.
Có thể ngâm các loại cao xương động vật để uống bởi chúng chứa nhiều axit amin giúp bồi bổ và tăng dinh dưỡng cho khớp. Tuy nhiên, xương cũng có nhiều đạm nên những người cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch phải có sự tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc. Hơn nữa, cao ngâm uống phải đảm bảo có nguồn gốc và chất lượng.
Khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh cũng là lúc bệnh thấp khớp
có nhiều dạng và biểu hiện khác nhau. (Ảnh minh họa)
Hỏi: Chế độ dinh dưỡng cho người bị khớp?
Ngọc Lam (TP.HCM)
Trả lời: - Nếu là những người bị béo phì, cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.
- Ăn nhiều cá hơn thịt. Đặc biệt các loại các béo như cá hồi, cá thu, cá trích… Dùng các loại dầu như acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu… là axit béo này giúp ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
- Tăng cường: Tôm, cua, sò… Ăn nhiều rau, trái để bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, canxi, sắt giúp giảm đau, kháng viêm và tăng cường canxi cho hệ xương khớp.
Hỏi: Một hôm thức dậy, tôi bị đau 1 bên đầu gối cả một ngày, thoa dầu lên chỗ đau thì lạnh và buốt. Có phải tôi đã bị khớp?
Trang Hạ (Thái Nguyên)
Trả lời: Trường hợp của bạn được gọi là viêm khớp phản ứng, do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với các nhiễm trùng trước đó một cách quá mức và vẫn còn tồn tại sau khi đã khỏi nhiễm trùng. Cơn đau sẽ giảm dần và tự hỏi, chưa cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bạn nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu tái đau nhiều, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa.
(Theo Đỗ Thu/Bếp gia đình)